Trong thời gian qua, tình trạng ngộ độc thực phẩm đang xuất hiện ngày càng nhiều và phần lớn đều có nguyên nhân từ thức ăn. Vào ngày 18/3, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận 10 ca ngộ độc Botulinum do ăn phải cá chép ủ chua tại Quảng Nam.

Ngộ độc thực phẩm vì món ăn ăn cá chép ủ chua
Theo thông tin chính thức từ Bệnh viện Chợ Rẫy, tối 18/3 sau khi nhận được tin về 10 ca ngộ độc Botulinum, bệnh viện đã cử chuyên gia đem 5 lọ thuốc giải độc đến Quảng Nam tức thời.
Ngộ độc thực phẩm từ món ăn cá chép ủ chua
Ngày 18/3 vừa qua, 10 người Quảng Nam ngộ độc do ăn cá chép ủ chua và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Đây không phải là ca ngộ độc xuất phát từ việc ăn uống trong thời gian gần đây.
Ngộ độc do Botulinum
Sau khi 10 người được đưa vào cấp cứu, có 3 chùm ca bệnh được xác định là bị ngộ độc Botulinum nặng. Hiện tại, 1 người đã tử vong và 1 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, khi nhận được thông tin từ bệnh viện ở Quảng Nam, họ đã lập tức kết nối và hội chẩn online. Kết quả cho thấy khả năng các bệnh nhân bị ngộ độc chất Botulinum là rất cao.
Nhận thấy sự nghiêm trọng của bệnh nhân, bệnh viện Chợ Rẫy đã cử chuyên gia hàng đầu là TS.BS Lê Quốc Hùng và bác sĩ CKII Trần Thanh Linh đem 5 lọ thuốc giải độc Botulinum đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. Tuy nhiên, sau 3 ngày điều trị, 1 bệnh nhân nữ 40 tuổi đã tử vong do nhiễm độc quá nặng.

Con đường tìm kiếm thủ phạm ngộ độc thực phẩm
TS.BS Lê Quốc Hùng cho biết rằng, với 3 chùm ca bệnh gồm 10 người đều có triệu chứng nhiễm độc Botulinum do ăn cùng một loại thực phẩm là cá chép muối ủ chua.
Được biết, quá trình làm món ăn này được ủ chua từ 2 đến 3 tuần trong hộp thủy tinh đóng kín trước khi lấy ra ăn. Đây là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển mạnh.
Kết quả xét nghiệm cấy các mẫu cá muối ủ chua được Viện Pasteur Nha Trang đã xác định Clostridium Tuýp E (+). Như vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định các bệnh nhân đã bị ngộ độc Botulinum.

Xem thêm :
- Chung cư xuống cấp, cần di dời các hộ dân khẩn cấp để đảm bảo an toàn
- Chi Bảo và Lý Thùy Chang tổ chức đám cưới tại Côn Đảo sau 3 năm kết hôn
- Nga phản ứng trước lệnh bắt tổng thống Putin của ICC
Phương hướng điều trị
Bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi báo cáo cho Bộ Y tế về kết quả và kết luận về những trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Quảng Nam nói trên. Hiện tại, các bệnh nhân đã được sử dụng thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). Đây là một loại thuốc rất quý hiếm và có giá tiền khá cao.
Những bệnh nhân bị ngộ độc nặng vừa được dùng thuốc giải độc kết hợp với thở máy để hồi phục sức khỏe nhanh. Trong quá trình này, các bác sĩ cũng phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân về phản ứng phản vệ hay loạn nhịp tim nếu có.

Vụ việc ngộ độc thực phẩm với 10 người ở Quảng Nam do ăn cá chép ủ chua đã dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với người dân về sự chủ quan trong thói quen ăn uống. Đã đến lúc mỗi chúng ta cần trang bị đầy đủ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình.