Hơn tuần trước, SVB còn được chọn là “Ngân hàng của năm” và CEO Greg Becker tự tin khi là “đối tác tài chính tốt nhất trong thời điểm khó khăn nhất. Tuy nhiên, vào sáng 10/3, thông tin SVB sụp đổ đã khiến cho mọi người phải kinh ngạc. Theo tổng hợp từ Bsport, đây chính là vụ sụp đổ lớn thứ 2 của một thể chế tài chính trong lịch sử nước Mỹ, cùng tìm hiểu nhé!

Ngân hàng SVB sụp đổ trong chưa đầy 48 giờ, mổ xẻ nguyên nhân vụ việc
Silicon Valley Bank bị buộc dừng hoạt động vào rạng sáng 11/3, trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa từ sau khủng hoảng tài chính 2008. Hiện tại, giới đầu tư lo ngại liệu sẽ có một cuộc khủng hoảng giống như vụ Lehman Brothers hay không?

SVB sụp đổ, phi vụ phá sản lớn chưa từng có từ năm 2008
Cục Bảo vệ Tài chính và Đổi mới California ngày 10/3 đã đóng cửa SVB, giao lại cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý. Theo đó, FDIC sẽ tiến hành thanh lý tài sản ngân hàng nhằm trả lại cho người gửi tiền, chủ nợ của SVB.
Đơn vị này đã thành lập Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara để bảo vệ người gửi tiền được bảo hiểm. FDIC cho biết người có bảo hiểm tiền gửi sẽ được tiếp cận khoản tiền của họ chậm nhất vào sáng thứ Hai (13/3). Còn với những người tiền gửi không có bảo hiểm, họ sẽ được trả lại một khoản “cổ tức tạm ứng trong tuần tới”.
Như thế, nhà băng quản lý cả trăm tỷ USD – SVB sụp đổ và bị cơ quan quản lý tịch thu tài sản, chuẩn bị thanh lý. Đây chính là vụ sụp đổ lớn nhất trong ngành ngân hàng từ sau khủng hoảng tài chính 2008, lớn thứ 2 trong lịch sử sau vụ Lehman Brothers.

Xem thêm :
- Khá Bảnh meme: Giang hồ mạng, Youtuber nổi tiếng 1 thời
- Cục Cảnh sát giao thông tăng cường cho trung tâm đăng kiểm từ 11/3
- Hannah Owo – Nữ thần Onlyfans bị lộ clip nóng
Nguồn cơn phá sản của SVB từ vay ngắn hạn, đầu tư dài hạn
Sự suy yếu của SVB đến từ những động thái nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từ năm 2022. Gồm 8 lần nâng lãi suất với tổng mức tăng lên tới 450 điểm, từ 0-0,25% lên 4,5-4,75%/năm như hiện tại. Phía Fed cũng cho biết sẽ mạnh tay nâng lãi suất tiếp trong thời gian tới đây.
Trước khi khó khăn xảy ra, SVB có hơn 90 tỷ USD trái phiếu được nắm giữ tới ngày đáo hạn. Ngân hàng này sẽ không phải chịu lỗ trừ khi buộc phải bán ra trước thời hạn nhằm bù đắp cho số tiền gửi ồ ạt bị rút ra. SVB được biết tới là một trong các ngân hàng lâu đời, lớn mạnh nhất Thung Lũng Silicon.

Nguy cơ khủng hoảng sau vụ SVB như Lehman Brothers
Vụ việc SVB sụp đổ khiến cho nhiều người lo ngại một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong hệ thống tài chính của Mỹ như vụ Lehman Brothers hồi năm 2008. Trong 2 phiên 9 – 10/3, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng Mỹ đồng loạt bị bán tháo, vốn hóa bốc hơi hàng chục tỷ USD như JPMorgan Chase & Co, First Republic Bank, US Bancorp…
Theo thông tin mới nhất Bsport thu thập được, SVB sụp đổ khiến thị trường chứng khoán Mỹ tụt giảm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm theme 350 điểm sau khi giảm hơn 540 điểm trong phiên liền trước, trượt sâu khỏi đường bình quân tới 200 ngày.