Bạn đã từng nghe qua sân vận động Hàng Đẫy nằm ngay thủ đô Hà Nội chưa? Hãy cùng Bsports tìm hiểu thông tin về sân vận động này nhé!

Hiện tại, sân vận động Hàng Đẫy là một sân thi đấu bóng đá vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam. Đây là sân chơi thuộc về quyền sở hữu của câu lạc bộ Hà Nội và câu lạc bộ Viettel. Vậy tại sao sân vận động này nổi tiếng đến vậy? Hãy cùng Bsport tìm hiểu thông tin về sân vận động này qua nội dung dưới đây nhé.
Sân vận động Hàng Đẫy nằm ở đâu?
Khu vực sân vận động Hàng Đẫy nằm tọa lạc tại địa chỉ số 09 đường Trịnh Hoài Đức thuộc khu vực Cát Linh, Hà Nội. Đây là sân chơi nằm giữa khu vực làng Bích Câu và phố Hàng Đẫy cũ. Sân vận động này đã gắn bó trong trận thi đấu bóng đá Việt Nam đối đầu với Campuchia tại cuối vòng bảng AFF Cup vào năm 2018 từ ngày 24 tháng 11 năm 2018.
Nếu bạn sinh sống và làm việc tại khu vực Mỹ Đình, Cầu Giấy và Từ Liêm thì bạn có thể di chuyển sang hướng Kim Mã xuống đường một chiều Nguyễn Thái Học để gặp nút giao ngay ngã tư với đường Trịnh Hoài Đức. Từ đó, bạn có thể thấy cổng chính của sân vận động này hoặc thông qua lời chỉ dẫn của người dân gần đó để biết được hướng đi cụ thể.
Mặt khác, nếu bạn nằm ngay phía Nam Hà Nội hoặc tại khu vực Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Bạn có thể di chuyển sang hướng đường đi Lê Duẩn và đây được xem là hướng đi nhanh nhất. Bạn cũng có thể chọn hướng đi tại Kim Liên / Xã Đàn và chạy xuyên qua Khâm Thiên để tiến thẳng vào phố Tôn Đức Thắng. Khi di chuyển đến đường Cát Linh, bạn có thể rẽ vào Trịnh Hoài Đức là nhìn thấy được vị trí của sân vận động Hàng Đẫy.
Một số điều cần biết về khu vực sân Hàng Đẫy
Hiện tại, khu vực sân Hàng Đẫy được rất nhiều người quan tâm về lịch sử và nguồn gốc ra đời. Đây không chỉ là một sân vận động giải trí của nhiều người đam mê bóng đá mà còn là địa điểm ghi danh những trận thi đấu bóng đá lịch sử đem lại sự tự hào cho người dân Việt Nam.
Lịch sử của sân vận động Hàng Đẫy
Khu vực sân vận động Hàng Đẫy được khởi công xây dựng vào năm 1934 được sử dụng tại Trường thể dục thể thao Hà Nội. Khoảng thời gian từ năm 1936-1938, sân đã đổi tên thành Hội thể dục Bắc kỳ hay còn được gọi là sân SEPTO. Thời điểm này, sân vận động chỉ có sức chứa với 400 ghế ngồi trong khoảng diện tích tầm 20m2.

Cho đến năm 1954, Chính phủ đã bắt đầu xây dựng lại sân Hàng Đẩy với tiêu chí đẹp mắt, rộng rãi và đúng quy cách theo tiêu chuẩn hiện đại. Khoảng thời gian từ năm 1954-1958 được xem là giai đoạn xây dựng sân bay Hàng Đẫy.
Theo một số nguồn tin, đến ngày 24/08/1968 thì sân vận động Hàng Đẫy mới chính thức đi vào hoạt động. Nhiều người nhận xét thời gian xây dựng sân vận động này khá nhanh chóng kèm theo việc nâng cao sức chứa diện tích lên đến 21.488m2.
Khoảng thời gian năm 2000-2006, sân vận động đã thực sự đổi tên thành sân vận động Hà Nội. Sau này, nó lại tiếp tục đổi tên nữa là sân vận động Hàng Đẫy và trở thành sân nhà thuộc quyền sở hữu của Viettel và Hà Nội.
Bản đồ khu vực sân vận động Hàng Đẫy
Bên trong của khu vực sân vận động Hàng Đẫy sẽ bao gồm 4 góc khán đài được đánh thứ tự A, B, C, D. Đây được xem là một trong những địa điểm yêu thích của người hâm mộ bóng đá từ trước đến nay.
Khu vực khán đài A sẽ nằm đường Trịnh Hoài Đức, khán đài C nằm ở đường Nguyễn Thái Học, khu vực khán đài D nằm ở ngõ Hàng Cháo nằm song song với đường Cát Linh và đặc biệt là khán đài B nằm ngay mặt ngõ hàng Cháo phố Cát Linh khi song song với đường Tôn Đức Thắng.
Thực hiện cải tạo sân vận động Hàng Đẫy
Mặc dù đây là một sân vận động khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng nơi đây đang bị xuống cấp một cách trầm trọng. Điển hình là vào năm 2018, ông Đỗ Quang Hiển thuộc tập đoàn T&T đã cùng hợp tác với tập đoàn Bouygues (Pháp) để ký kết hợp tác xây mới lại SVĐ Hàng Đẫy với chi phí lên đến 250 triệu VNĐ.
Theo đó, quy mô dự kiến cho sân Hàng Đẫy xây mới sẽ có diện tích lên đến 32.158m2. Trong đó, dự án sẽ có 4 tầng hầm khác nhau, 2 tầng nổi nằm ngay khu vực của các khu hội nghị, rạp chiếu phim và cho thuê văn phòng. Khu vực của sân vận động sẽ được xây dựng trên nóc của tầng 2 với sức chứa lên đến 20.000 người.

Tuy nhiên, mọi thứ vẫn nằm trong kế hoạch và chưa được triển khai cho đến thời điểm hiện tại. Theo một số nguồn tin được biết là mặc dù Thành ủy và UBND đã thông qua và Chính phủ các bộ, ngành cung cấp ý kiến vào năm 2018 nhưng dự án vẫn còn đang trong trạng thái chờ đợi. Điều này đã khiến sân vận động bị trì trệ và không được triển khai trong suốt khoảng thời gian vừa qua.
Kết luận
Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin liên quan đến sân vận động Hàng Đẫy cho bạn nắm rõ. Hy vọng những chia sẻ của Bsport sẽ giúp bạn hiểu được nguồn gốc ra đời và hoạt động của sân vận động này. Hãy theo dõi kênh tin tức Bsports để khám phá những thông tin thể thao khác nhé.
Xem thêm: